Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

ĐÃ ĐI GIÚP DÂN, ĐỪNG ĐÒI HỎI DÂN

Trưa 24/4/2015, trời nắng dịu, tôi cùng bà con Lạng Giang-Bắc Giang cười nói bước vào nhà ăn. Ông chủ tịch hội nông dân huyện cứ tấm tắc gần 70 tuổi rồi, tôi chưa thấy buổi nói chuyện nào mà không có người bỏ về sớm như hôm nay. Rất nhiều bà con xúm quanh tôi, mời tôi về thôn hoặc xã mình để hướng dẫn sử dụng năng lượng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm, an toàn. Bỗng điện thoại reo. Tôi mở máy, giơ tay, tất cả im lặng. Chị Phương Yên, phóng viên báo Lao Động báo cho tôi biết ở Tịnh Hiệp còn khoảng 1000 tấn dưa hấu đã chín cần bán ngay. Riêng thôn Xuân Hòa phải bán gấp 500 tấn. Tôi có thể cùng hiệp sĩ Ngô Anh Tuấn vào giả cứu không. Tôi cười:"Trên toàn lãnh thổ Việt Nam, đâu dân gặp khó, dân cần, dân gọi, Khải ozone có mặt." Cái chính là có mua được vé máy bay vào Đà Nẵng hay phải đi chen chúc trong xe khách, tàu hỏa?
Sáng hôm sau, tôi vẫn dậy sớm cho gà ăn, tưới cây, điểm tâm 2 củ khoai do vợ luộc từ hôm trước và được cất vào ngăn thấp nhất của tủ lạnh. Suốt buổi sáng hôm đó, tôi ngồi chuẩn bị đèn LED khử khuẩn, khử mùi, khử khói cho chuồng dê vì một cựu chiến binh ở Đan Phượng mới nuôi dê đang cần loại đèn này. Xế trưa, vợ đi vắng không về, tôi ăn 2 bát cơm nguội với dưa và nước mắm ớt. Khoảng 3 giờ chiều, được Ngô Anh Tuấn báo đã có vé máy bay cất cánh lúc 19h45. Tôi vội vàng chuẩn bị mang một quả dưa hấu Đại Lộc chạy lũ đã bảo quản được 19 ngày, một can anolyt, kéo cắt cuống dưa hấu. Ra tới sân bay, gửi vali xong thấy bụng cồn cào, tôi lại đem khoai lang của vợ luộc ra ăn cùng với Ngô Anh Tuấn. Đang ngồi đợi lên máy bay. Có thông báo qua loa rằng Ngô Anh Tuấn phải quay lại nơi gửi hành lý. Tôi lặng yên để Ngô Anh Tuấn quay ra. Lúc sau, Tuấn cười quay lại nói rằng an ninh hỏi về can nước, Tuấn mở nắp uống luôn một ngụm và nói rằng đây là nước ozone đi bảo quản dưa hấu. an ninh cho qua. Máy bay bay muộn 1 giờ. Về tới khách sạn đã khuya, hai bác cháu ngủ chung một giường tới mờ sáng thì cùng tỉnh.
Tưởng rằng 8 giờ ông Trịnh Mười có số điện thoại là 0936704530 ở thôn Hòa Thạch, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, Quảng Nam có mặt ở khách sạn xem dưa hấu chạy lũ của mình được bảo quản 20 ngày vẫn còn tươi và lấy anolyt để tưới cây, dưỡng quả. Ai ngờ quá 8h ông vẫn chưa ra khỏi nhà. Chúng tôi bồn chồn ngồi đợi ông. Thật đã công, nhìn ông rạng rỡ vỗ quả dưa, lòng tôi như mở cờ. Khi chúng tôi lên xe đi Quảng Ngãi đã 9h40p. 12h25p, xe đến ngã ba Bình Sơn đi Tịnh Hiệp. Cậu phụ xe vô ý để rơi quả dưa. Một người đứng cạnh xe máy bên đường cười. Đấy là ông Dương Hùng, người tới đón chúng tôi. Cái xe máy cà khổ của ông không thể chở được tôi, Tuấn và hành lý. May sao có một thanh niên nhận ra tôi đã tới Sơn Tịnh cứu gà bị cúm, trâu bò lợn bị lở mồm long móng hồi thắng 4/2014 nên xin đèo tối tới Mỹ Danh. Tiếc rằng xe anh ta lại gần hết xăng nên Tuấn trả tiền xăng cho anh ấy. Khi về đến nhà ông Dương Hùng, Tuấn còn đưa thêm tiền cho anh ta vì lần trước xe ôm đòi anh Tuấn 250.000đ-27km. Anh thanh niên bẽn lẽn chỉ nhận thêm 70.000đ.
Sau khi thăm ruộng dưa bên cạnh nhà ông Hùng, tôi và Tuấn trình bày kế hoạch cứu dưa cho mọi người. Tới 3 rưỡi chiều, bí thư Đoàn thôn Xuân Hòa phóng xe đến muốn đưa tôi đi về thôn của mình. Không chịu nổi cái đói, tôi gợi ý bổ dưa để ăn. Vợ ông Hùng vội đi thổi cơm: mấy miếng thịt kho, canh bánh đa không gia vị. Trông không hấp dẫn nhưng sao ăn lại ngon thế.
Sau đó một ngày, khoảng 2 giờ chiều, ngồi trên xe máy vượt qua đường đầy ổ khủng long ra tới quốc lộ 1, trời nắng chang chang, đường đang sửa, xe ô tô đi được vài chục mét lại phải dừng. Đã vậy, xe 24 chỗ ngồi phải chở hơn 50 người, cửa sổ phải mở, bụi bay đầy mặt, mờ mắt. Nhưng khoái là mấy người trong xe ở Bình Định nhận ra ông già ozone. Có thanh niên còn nhớ cả năm tôi lên Lâm Đồng rồi lội về Đồng Nai, rẽ sang Tây Ninh, quay về Long An để cứu trâu, bò, lợn lở mồm long móng. Anh còn nhắn vào máy của tôi điện thoại của anh để nếu tôi vào Bình Định chỉ cần gọi đến số điện thoại 0933276370, anh sẽ đến đón đi thăm những nơi đẹp nhất của Bình Định.
Lên chuyến xe buýt cuối cùng từ Tam Kỳ đi Đại Lộc, mọi người thương ông già nên đứng sát lại với nhau để tôi có thể ngồi xuống sàn xe. May là mọi người chuyện trò vui vẻ nên quên mất cái khổ của sự chen chúc trong xe và đường xóc. Khoảng 7 rưỡi tối, tôi xuống xe trước cửa ủy ban nhân dân xã. ông Trịnh Mười cởi trần cùng con trai đầu không mũ bảo hiểm đi hai xe xuống đón chúng tôi. Ông nói rằng ông đã vẫy xe dừng lại trước đó khoảng 1 km nhưng xe không dừng- chắc vì lái xe sợ người cởi trần.
Chưa bước vào cổng nhà ông, tôi đã ngửi thấy mùi phân bón. do mải chuyện trò nên không cảm thấy mùi hôi trong nhà.Khoảng 9 giờ tói, tôi lại gợi ý bổ dưa vì đói lả. Vợ ông vội đi thổi cơm. Và tất nhiên, nhà có gà đẻ thì bọn tôi có trứng để ăn. Mệt bã người, hai mắt muốn nhắm tịt lại, tôi ngả lưng lên giường có chiếu hơi ẩm mốc, nặng mùi. Phía trên là đèn ống huỳnh quang thắp sáng để muỗi không vào nhà. Nhưng mấy con mối và bọ lại bay vào, rơi xuống mặt làm tôi ngứa ngáy, không ngủ được. Tôi định kéo một mảnh bao tải dứa để che cửa sổ thì lại sợ không có gió, không ngủ được vì nóng và bao tải này nặng mùi như để ở trong chuồng bò lâu ngày. Cái gối vải có sẵn ở trên giường còn nặng mùi hơn. Tuấn phải mở balo lấy một cái chăn đơn để tôi gối đầu-mấy hôm sau những người thân của Tuấn kêu rầm lên vì chăn này hôi quá. Cái cảnh này, cuối năm 2004, tôi cũng đã trải qua khi lên hướng dẫn bà con Bắc Sơn bảo quản quýt, mùi phân của lợn gà trâu bò ở phía dưới sàn bốc lên nồng nặc. Muốn không ngửi thấy mùi ấy tôi phải để hai điếu thuốc lá ở hai bên mũi, đội cái mũ len trùm lên mũi.
Đã rất nhiều người cho rằng tôi đi từ Hà Giang đến Cà Mau rất sung sướng nên rất khỏe mạnh cho nên tôi phải kể câu chuyện này nhất là đối với con cháu, tôi phải luôn luôn dặn chúng "đã đi giúp dân, đừng đòi hỏi dân"












Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét