Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2016

Khoa học và cuộc sống


    Trong tuần từ ngày 11 - 18 tháng 1 năm 2016 trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng có đề cập tới việc nông dân dùng xi măng trộn với phân bón vãi tung lên ruộng lúa. Nhờ đó thu hoạch lúa cao hơn. Rất nhiều giáo sư,tiến sĩ , các nhà quản lý xã hội và ngành nông nghiệp lên tiếng cảnh báo : Đừng ham lợi trước mắt,xi măng sẽ làm đông cứng đất .. . 
   Thực tế rất nhiều nông dân đã thu hoạch lúa có năng suất cao hơn nhờ trộn xi măng vào phân bón cho lúa . Với tỉ lệ 10kg xi măng chia làm hai lần dùng cho ruộng có diện tích 1000m2 ở vùng đất nhiều phèn. Có người đã bội thu hai vụ, có người 4 vụ . Điều này hoàn toàn hợp lý dưới con mắt của các nhà khoa học hóa,lý. Nếu ai muốn giải thích cặn kẽ một cách logic hãy tới những thửa ruộng đó,rắc phân bón có trộn xi măng với khối lượng như trên,kiểm tra nồng độ PH trước và sau lúc bón phân cũng như các thành phần hóa học của nước ruộng. Nhất định sẽ thấy lời kể của những người nông dân kia là đúng .
  Asen là chất độc,Clo cũng là chất độc nhưng con người vẫn phải có chúng trong cơ thể . Phải lọc nước giếng khoan để loại bỏ sắt,mangan,canxi... nhưng nhiều người vẫn phải uống thuốc để tăng khối lượng các nguyên tố trên trong cơ thể.Cho nên đất phèn chua cho sản lượng lúa cao hơn nhờ có một lượng nhỏ xi măng trộn trong phân bón cho lúa hẳn là điều tất nhiên. 
  Quan trọng là phải dùng bao nhiêu xi măng cho diện tích đất là bao nhiêu ? .  
Trước hết phụ thuộc vào đất có thành phần hóa học thế nào ? 
Thứ hai tại  thời điểm bón phân có trộn xi măng thành phần hóa học trong nước là như thế nào ? Vì các chất trong xi măng sẽ có thể hòa tan trong nước ,tác dụng với các chất trong nước và trong đất. Kết quả chất mới được tạo ra là gì ? Tại sao người ta không nghiên cứu  kĩ đã vội phán thế này ,thế kia ?
  Phải nhơ rằng trên diện tích 1000 m2 , sản lượng thu hoạch tăng thêm 200 kg thóc. Vậy 1 ha sẽ tăng được 2000kg . Tăng thế mà còn có người chê là rất ít thì không hiểu người ấy muốn tăng lên là bao nhiêu. Mỗi một m2 dùng 5g xi măng trộn vào phân ure chứ không phải là bón xi măng, liệu ruộng có bị đông cứng không ? Sao người ta không làm thử mà cứ phát biểu tùy tiện. Hồi 11 giờ 55 phút một kĩ sư xây dựng có số điện thoại : 0919465370 đã tới nhà tôi xin Anolyte để chữa bệnh tay chân miệng cho con, sau khi khẳng định chưa làm thí nghiệm thì ta không thể nói được về tác hại của lượng xi măng rất ít ấy với ruộng. Hơn nữa lúc 14 giờ 45 phút một người đến nhờ tôi làm đèn bàn cho con học , chị bán gạo ở chợ Định Công cười ròn rã :
  " Bao nhiêu năm trời các nhà khoa học và các nhà báo bảo rằng dùng bột sắt nhuộm vàng da gà ai ngờ là Bác lại thí nghiệm tìm ra họ dùng Silen độc hại chứ không phải sắt.
  Đầu năm 2008 dư luận sôi lên vì viên sủi làm các cây rau tăng vọt.
Chi cục bảo vệ thực vật Hà Nội,trường Đại  học Nông nghiệp I và nhiều cơ sở nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp đã thử nghiệm, sự tăng trưởng không khác biệt nhiều nhưng từ chiều 28 tết cho tới mùng 4 tết tôi đã thử nghiệm ở sáu nơi xa nhau thì kết quả đều như nhau : Rau xà lách không dùng viên sủi cao được 20 cm ,dùng viên sủi cao hơn 80 cm, kết quả tương tự với rau cải cúc , rau diếp,cải canh .. .
   Ngày 6-1 -2016 hai loại dầu cá mà tôi đang dùng của Mĩ và Úc  được thực nghiệm cho mười phóng viên quay phim,chụp ảnh đều không ăn mòn lắp thùng xốp . Trong khi đó trên tất cả phương tiện thông tin đại chúng đều công bố lời của ông cục trưởng Cục vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y tế là : Mọi dầu cá đều ăn thủng thùng xốp.
   Trên màn hình tivi,trong các báo thường xuyên khẳng định chưa có thuốc đặc trị  bệnh lở mồm long móng,tai xanh,cúm da cầm ... cũng như tay chân miệng của trẻ nhỏ . Nhưng dùng Anolyte tôi đi đến đâu là ở đấy hết các bệnh trên. 
     Nếu như tôi đem được mận Tam Hoa ở Bắc Hà - Lào Cai giá 200 đồng/kg vào tới Sài Gòn ngày 30-5-2003 bán với giá 15000 đồng thì  do tôi đã quan sát cách hái mận của người mèo,cải tiến để quả mận không bị dập nát. 
   Ngày 24-7-2003 anh nông dân Tô Văn Hòa xuất khẩu thanh long sang Đài Loan thành công , sau đó xuất khẩu sang Hà Lan thành công . Chị Lưu Nguyễn Trà Giang vui báo trên đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh vào hồi 11 giờ 2-8-2003 rằng đã suất khẩu được ba công tơ lơ sang Mỹ nhờ xử lý bằng Anolyte - nước Ozone . Có điều ấy là nhờ tôi đã học được các rửa thanh long của người Hàm Hiệp - Bình Thuận.
    Đầu xuân 2005 và nhất là đầu xuân 2006 ông Hoàng Ngọc Đường - Phó chủ tịch tỉnh Bắc Cạn mừng báo cho tôi quýt Quang Thuận và nhiều hoa quả khác của tỉnh ông đều bảo quản được gần hai tháng, giá lên gấp ba lần. Còn ông Huy Văn Thành - Phó chủ tịch tỉnh Lạng Sơn vui báo cho tôi trong tiếng cười trưa 26 tết : quýt Bắc Sơn hai tháng trước bán giá 1000 đến 3000 / kg .Hôm nay cháy chợ Đông Kinh , oánh ngược sang Trung Quốc với giá 30.000 đồng / kg. Tôi đã hướng dẫn dân sáu xã ở Bắc Sơn bảo quản quýt thành công nhờ cải tiến cách bảo quản cam Hà Giang mà tôi đã học từ năm 1997.
   Hãy xuống ở với dân,làm cùng dân,đem kiến thức đã học cộng với sự cần cù và quyết tâm sẽ có nhiều kĩ thuật,công nghệ mới. Trước hết hãy bình tĩnh,hợp tác nghiên cứu thực hiện trong việc trộn xi măng với phân bón cho lúa để năng suất thu hoạch cao hơn.
Khoa học xuất phát từ cuộc sống, quay trở lại phục vụ cuộc sống và được cuộc sống kiểm nghiệm .
Hồ tiêu bị bệnh bón nhiều vôi càng chết nhanh.

Cây giống ở nhà ông Đặng Văn Tươi - cán bộ Trung tâm khuyến nông không có sâu bệnh lớn nhanh nhờ cách dùng phân mới




Cây tiêu được bón phân mới hết bệnh,độ pH của đất 6,5

Lúa được bón phân mới (phía bên phải) dài hơn,to hơn

Phóng viên VTC16 chủ ruộng , giám đốc Phân Địa long thăm ruộng bón phân mới.

Rau ven đường cây số 15 quốc lộ 14 lớn nhanh không sâu bọ nhờ dùng phân mới.
Quýt xã Chiến Thắng - Bắc Sơn sau 45 ngày bảo quản .

  Thanh Long Hàm Hiệp chuẩn bị lên đường sang Hà Lan.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét