Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

LỜI CHÚC GIỮA NHỮNG TIẾNG CƯỜI

                                                                                                     - Nguyễn Văn Khải -

  Tìm ảnh chữa chàm sữa cho trẻ nhỏ trên máy tính, vô tình nhìn thấy ảnh một người phụ nữ đang gội đầu bên cạnh máy tạo Arolyt trong nhà C2 của viện hàn lâm khoa hoc và công nghệ Việt Nam, tôi vội  gọi điện đến thạc sĩ Đỗ Đức Thắng, vì người đàn bà ấy là vợ anh ta. Chuông reo một lúc, không có ai trả lời. Tôi hạ máy. khoảng gần phút sau anh gọi  lại  cho  tôi, tôi  mừng rỡ nói: " Kính chào! Người hùng có nhớ tháng này, năm 1997 chúng ta đang làm gì không? ". Anh Thắng cười hồn hậu đáp: " Ta đang làm nhà dàn A2 ở triển lãm Giảng Võ. ". Tôi cười lớn: " Đúng, đúng lắm". Đây là nơi đầu tiên ứng dụng giàn không gian cấu trúc tinh  thể ở Việt Nam. Nhiều năm sau, đã có nhiều cầu dân sinh, nhà có diện tích lớn do anh Thắng và các cộng sự xây dựng, trong khi đó cái nhà T1 của sân bay Nội Bài được xây dựng mà mái được làm theo công nghệ này bị trục  trặc với giá thành vô cùng lớn. Tôi hỏi tiếp: " Thế năm 99 thì sao?". Anh Thắng cười: " Hai tháng nữa cơ, anh em mình đi làm cầu cho tỉnh Đồng Tháp, khi về anh đọc bài thơ - Chiều anh về thành phố. Mưa Đồng Tháp ngăn đường. Bao nhiêu là nỗi nhớ. Bấy nhiêu sợi mưa vương...".
   Một thang sau nữa chúng tôi làm sân khấu tròn, cầu treo ở ngã tư Lê Lợi, Quang Trung, Sài Gòn. Chính quyền Sài Gòn đã mời thầu. Rất nhiều các công ty nước ngoài đăng ký. Họ đều yêu cầu vài tháng thiết kế, vài tháng chuẩn bị vật liệu, trong khi đó, chỉ còn hơn chục ngày đã phải hoàn thành. Đấy là chưa kể giá thành của họ cao vòi vọi. Sáng 30/12/1999, sau 12 ngày anh Thắng tổ chức thi công, trên tất cả các mặt báo đều đăng ảnh tôi và anh Thắng đi trên cầu treo cấu trúc mạng tinh thể kiểm tra độ an toàn của cầu. Phía dưới cầu, xe cộ  vẫn đi lại nườm nượp. Cuối cùng các cầu treo và sân khấu tròn giá rẻ bằng 1/10 của nước ngoài đăng ký đấu thầu đã an toàn tuyệt đối trong đêm giao thừa chuyển dao thiên niên kỷ.
    Phó chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã cười nói với chúng tối: " Không hiểu tại sao, anh Nghiên rất thân với anh Khải mà lại không để anh Thắng làm nhiều loại cầu này để vượt ngang đường cho người Hà Nội? ". Trước đó khoảng sáu tháng, tôi đã gửi thư cho  tiến sĩ Hoàng Văn Nghiên- chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, chiến hữu cùng nghiên cứu sinh ở Ba Lan với tôi. Phó chủ tịch thành phố Đinh Hạnh và Lê Quí Đôn đã tiếp tôi  với anh Thắng, nhất trí sẽ thử nghiệm hai cầu. Không ngờ, mấy ông ở sở giao thông công trình thị chính lại yêu cầu phải làm luận chứng rằng khi mưa chân cầu không cản nước đến mức làm ngập đường phố. Trước yêu cầu vô lý này, chúng tôi đành tạm biệt anh Nghiên bằng một cú điện thoại.
   Ấy thế mà, vài năm sau, trong một chương trình tivi tôi  thấy một cậu sinh viên được giải thưởng ở Nhà Hát lớn Hà Nội vì có ý tưởng đem giàn không gian cấu trúc tinh thể làm cầu vượt trong thành phố hoặc qua kênh mương ở vùng Nam bộ - thực tế lúc đó đã có vài trăm cầu làm xong ở vùng này.
   Tôi vui vẻ trò chuyện với anh Thắng. Được biết anh đã có hai cháu ngoại, tôi cười lớn chúc mừng anh: " Mong rằng cháu ngoại anh không phải học bằng những sách giáo khoa có trang trước ghi dùng ba tấm gỗ có độ dài khác nhau để làm thí nghiệm nhưng trang sau lại chỉ dùng có một thanh kim loại  làm thí nghiệm hoặc dòng 13 từ dưới lên ghi tốc độ vũ trụ phải đạt 11km/s nhưng dòng trên lại  ghi kết quả ta có vận tốc vũ trụ cấp I là 11km/s"
   Anh Thắng cả cười, tôi cũng cười. Chắc rằng chúng tôi không  chỉ biết cười.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét